model trains for beginners 728 x 90 728 x 90

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN: VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Với những câu chuyện như trên trong xã hội, VN đang ở đâu trên lộ trình đi đến nhà nước pháp quyền - đặc biệt tôn trọng quyền lực của pháp luật? Trao đổi giữa VietNamNet và luật sư Trương Thị Hoà xung quanh vấn đề trên.
Luật sư Trương Thị Hòa nói: "Pháp trị nghĩa là cai trị bằng pháp luật, thực thi quyền hành bằng pháp luật. Pháp quyền là quyền lực của pháp luật, thượng tôn pháp luật: nhấn mạnh quyền lực, sức mạnh của pháp luật.

Nói pháp trị là nói phương thức, công cụ; nói pháp quyền là tính chất, bản chất của xã hội. Như vậy trong pháp quyền đã ngầm có pháp trị. Quan niệm hiện nay tại VN về nhà nước pháp quyền như sau: Nhà nước được làm điều mà pháp luật cho phép, dân được làm điều mà pháp luật không cấm.

Nhưng một nhà nước pháp quyền không đơn thuần chỉ có luật, ở đó pháp trị phải kết hợp với đức trị. Có đức trị thì mới củng cố được pháp luật. Trong lịch sử, thời nhà Lê thịnh trị vì kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị".

Đến tòa hay nhờ UBND phường?

- Thưa bà, ở VN hiện nay, khi xảy ra tranh chấp đa số người dân tìm đến tòa án, UBND phường, hay nhờ đến xã hội đen?

- Số trường hợp nhờ đến xã hội đen thì ít thôi nhưng đáng bận tâm. Hiện nay, địa phương không giải quyết được thì mới đưa đến tòa.

Cấp địa phương có đặc điểm giải quyết được vấn đề tình cảm, đạo lý, chẳng hạn: chuyện xích mích vợ chồng, lấn chiếm nhỏ giữa những người hàng xóm. Nếu đưa ra tòa, những chuyện như vậy sẽ thành chuyện lớn, dễ làm đổ vỡ quan hệ vợ chồng, láng giềng.

Vấn đề là cán bộ địa phương phải đủ trình độ, đạo đức, không để việc đình trệ. Người cán bộ cần biết giữ bí mật về tranh chấp, tránh trường hợp vừa giải quyết về thừa kế đã tiết lộ tại quán cà phê.

- Tuy nhiên, ở nhiều nước tiên tiến, tranh chấp nhỏ như kiện người đánh một con chó cũng có thể ra tòa. Việc nhiều người dân đến UBND phường giải quyết vụ việc thay vì ra tòa phải chăng là biểu hiện phát triển còn thấp trên con đường đi lên nhà nước pháp quyền?

- Truyền thống của người Việt là trọng tình xóm giềng. Pháp quyền đâu có nghĩa là giải quyết mọi giao dịch thuần túy theo pháp luật.

Ngay cả các nước phương Tây cũng không chỉ thuần túy giáo dục và áp dụng pháp luật. Họ còn chú trọng giáo dục đạo đức, đặc biệt là lòng trung thực. Có nơi, người thuộc giới quý tộc mà quan hệ bậy bạ thì sẽ bị loại ra khỏi giới.

Toà án là nơi sau cùng phải đến cho mọi người khi quyền lợi không được bảo vệ. Đó là nơi hoàn toàn khách quan. Việc xử lý linh động tại tòa cũng phải theo luật. Đặt bút xuống bản án là hoàn toàn vận dụng luật.

"Hiểu pháp luật mới tự bảo vệ mình"

- Thưa bà, VN đang ở đâu của lộ trình đi đến nhà nước pháp quyền?

- Từ khi tuyên bố xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ra đời năm 1994, VN có nhiều nỗ lực trong việc này. Năm 1995, VN đã có Bộ luật dân sự giải quyết giao dịch trong xã hội. Nhiều luật khác đã ra đời và chất lượng luật ngày càng tốt hơn.

Nhưng ý thức tuân thủ của cả người dân và cán bộ đều chưa bước nhanh bằng xây dựng luật. Nhiều luật ra đời nhưng tuyên truyền không sâu rộng. Tuyên truyền phải mang tính giáo dục chứ không phải chỉ phổ biến cho người ta biết, thậm chí phổ biến cũng chưa đầy đủ.

Việc giáo dục pháp luật có thể thông quan nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các sinh hoạt quần chúng, thông qua các đại biểu Quốc hội. Giáo dục để người dân hiểu pháp luật cần cho họ và có lợi cho đất nước. Giáo dục pháp luật cũng là giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống đạo đức.

Chẳng hạn, giáo dục về luật nghĩa vụ quân sự phải cho thanh niên hiểu nhiều thế hệ cha anh đã lên đường bảo vệ Tổ quốc, và đây là việc nghiễm nhiên họ phải làm.

- Có chuyện một người dân muốn gọi điện phản ánh bức xúc đến một lãnh đạo, lập tức được người khác khuyên: "Đừng chọc giận ông ấy, chết đấy!". Lập tức người này không dám gọi vì sợ lãnh đạo, dù không biết mình làm vậy là phạm điều luật gì. Bà nghĩ sao về tình huống trên?

- Tất nhiên sẽ có số ít người lãnh đạo lạm quyền, khiến người dân nhầm tưởng ông ta còn lớn hơn pháp luật. Nhưng ngược lại, vẫn có những người dân hạn chế hiểu biết dẫn đến không tin vào pháp luật. Trong khi đó, hiến pháp đã quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Khi hiểu pháp luật, người ta có khả năng tự bảo vệ, đòi quyền cho mình. Có chuyện một người Canada vi phạm pháp luật VN, bị giam. Ồng ta đề nghị phải có mặt luật sư mới lấy lời khai, mới nhận cáo trạng.

Dung hòa giữa "phép vua" và "lệ làng"
VN đang gặp vướng mắc gì trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?

- Sau 30 năm chiến tranh, tâm lý con người bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cái chết diễn ra quá nhiều và dễ dàng không khỏi nảy sinh tâm lý coi thường mạng sống, thân thể. Vấn đề đạo đức cần được quan tâm. Chỉ dùng luật pháp thì không thể trừng trị hết nổi cái xấu.

Phải đào tạo những người dạy tiểu học, mẫu giáo thật giỏi, có kinh nghiệm để giáo dục con người ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ giáo dục về quyền thôi không đúng, cần giáo dục thực hiện bổn phận trước. Thực hiện tốt bổn phận tức là tôn trọng quyền của người khác.

- Xã hội VN có truyền thống phép vua thua lệ làng, chịu nhiều ràng buộc quan hệ dòng tộc, có nhiều hương ước, thậm chí nhiều hủ tục, như: lặn nước để phân định đúng sai. Thực trạng này có cản trở xây dựng nhà nước pháp quyền?

- Những tục lệ không tốt cần bị loại bỏ. Vấn đề là phát triển dân trí, nâng cao nhận thức. Nhưng còn rất nhiều tục lệ tốt. Trong trường hợp này cần có sự dung hòa giữa "phép vua" và "lệ làng", "lệ làng" có thể cụ thể hóa "phép vua" khi "phép vua" quá xa.

Ở miền núi, người dân có lệ không đi đăng ký kết hôn vì ít hiểu được sự quan trọng của giấy đăng ký và đi lại khó khăn. Vậy, cán bộ hộ tịch có thể đến tận địa phương để làm đăng ký cho người dân mỗi tháng. Nhà nước cần thấy điều này để thống nhất bằng văn bản, tránh tình trạng thiếu thống nhất: nơi 1 tháng, nơi 45 ngày.

"Cầm quyền không phải cai trị mà giải quyết mối quan hệ"

- Có ý kiến cho rằng, chỉ có thể có nhà nước pháp quyền khi tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp song song và đối trọng về quyền lực)?

- Cốt lõi của tam quyền phân lập là mối quan hệ. VN cũng có phân công nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng vấn đề là mối quan hệ chưa được làm rõ. Phải rõ từng cơ quan có trách nhiệm làm gì, được can dự đến đâu, mức độ như thế nào, cách tiếp nhận can thiệp ra sao.

Quốc hội bầu ra Chánh án, Viện kiểm sát tối cao, Thủ tướng... nhưng mối quan hệ ra sao? Ngay cả thuê một người làm giám đốc cũng phải có quyền cho họ chứ không phải bắt họ làm gì cũng được. Có trường hợp chính phủ có ý kiến về một bản án, tòa không thèm nghe thì thôi, trong khi lẽ ra phải dừng lại xem xét(!).

- Có ý kiến cho rằng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền cần phân biệt rõ lãnh đạo và cai trị?

- Đảng đã có thể chế, tất nhiên phải đổi mới. Đảng cầm quyền phải có một bộ phận khoa học để nghiên cứu cách thức cầm quyền. Cầm quyền không phải là cai trị mà là giải quyết mối quan hệ giữa con người một cách khoa học.

Các cơ quan khác cũng cần phát huy quyền của mình trước Đảng. Đảng có thể điều người sang Quốc hội và Quốc hội có quyền quyết định đồng ý hay không. Đảng đâu có ép buộc các cơ quan không được thực hiện quyền của mình.

- Xin cảm ơn bà!
VN đang gặp vướng mắc gì trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?

- Sau 30 năm chiến tranh, tâm lý con người bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cái chết diễn ra quá nhiều và dễ dàng không khỏi nảy sinh tâm lý coi thường mạng sống, thân thể. Vấn đề đạo đức cần được quan tâm. Chỉ dùng luật pháp thì không thể trừng trị hết nổi cái xấu.

Phải đào tạo những người dạy tiểu học, mẫu giáo thật giỏi, có kinh nghiệm để giáo dục con người ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ giáo dục về quyền thôi không đúng, cần giáo dục thực hiện bổn phận trước. Thực hiện tốt bổn phận tức là tôn trọng quyền của người khác.

- Xã hội VN có truyền thống phép vua thua lệ làng, chịu nhiều ràng buộc quan hệ dòng tộc, có nhiều hương ước, thậm chí nhiều hủ tục, như: lặn nước để phân định đúng sai. Thực trạng này có cản trở xây dựng nhà nước pháp quyền?

- Những tục lệ không tốt cần bị loại bỏ. Vấn đề là phát triển dân trí, nâng cao nhận thức. Nhưng còn rất nhiều tục lệ tốt. Trong trường hợp này cần có sự dung hòa giữa "phép vua" và "lệ làng", "lệ làng" có thể cụ thể hóa "phép vua" khi "phép vua" quá xa.

Ở miền núi, người dân có lệ không đi đăng ký kết hôn vì ít hiểu được sự quan trọng của giấy đăng ký và đi lại khó khăn. Vậy, cán bộ hộ tịch có thể đến tận địa phương để làm đăng ký cho người dân mỗi tháng. Nhà nước cần thấy điều này để thống nhất bằng văn bản, tránh tình trạng thiếu thống nhất: nơi 1 tháng, nơi 45 ngày.

"Cầm quyền không phải cai trị mà giải quyết mối quan hệ"

- Có ý kiến cho rằng, chỉ có thể có nhà nước pháp quyền khi tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp song song và đối trọng về quyền lực)?

- Cốt lõi của tam quyền phân lập là mối quan hệ. VN cũng có phân công nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng vấn đề là mối quan hệ chưa được làm rõ. Phải rõ từng cơ quan có trách nhiệm làm gì, được can dự đến đâu, mức độ như thế nào, cách tiếp nhận can thiệp ra sao.

Quốc hội bầu ra Chánh án, Viện kiểm sát tối cao, Thủ tướng... nhưng mối quan hệ ra sao? Ngay cả thuê một người làm giám đốc cũng phải có quyền cho họ chứ không phải bắt họ làm gì cũng được. Có trường hợp chính phủ có ý kiến về một bản án, tòa không thèm nghe thì thôi, trong khi lẽ ra phải dừng lại xem xét(!).

- Có ý kiến cho rằng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền cần phân biệt rõ lãnh đạo và cai trị?

- Đảng đã có thể chế, tất nhiên phải đổi mới. Đảng cầm quyền phải có một bộ phận khoa học để nghiên cứu cách thức cầm quyền. Cầm quyền không phải là cai trị mà là giải quyết mối quan hệ giữa con người một cách khoa học.

Các cơ quan khác cũng cần phát huy quyền của mình trước Đảng. Đảng có thể điều người sang Quốc hội và Quốc hội có quyền quyết định đồng ý hay không. Đảng đâu có ép buộc các cơ quan không được thực hiện quyền của mình.

- Xin cảm ơn bà!
Phạm Cường (thực hiện)
Theo Vietnamnet

Share on Google Plus

About Unknown

250 x 250
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét